Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, lây truyền chủ yếu qua nhiều con đường khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà có thể giúp các bạn trẻ phòng ngừa căn bệnh này.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một căn bệnh hoa liễu, đặc trưng bởi sự xuất hiện các u nhú trên da do virus HPV gây ra.
Y học hiện đại đã tìm thấy hơn 100 chủng virus HPV. Một số chủng HPV gây ra u nhú lành tính (mụn sùi mào gà) nhưng một số chủng HPV có thể gây u nhú ác tính (ung thư).
-
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà là sự xuất hiện các u nhú màu hồng hoặc xám, nhỏ như mụn gai hoặc tụ lại thành từng đám trông giống như súp lơ hoặc mào gà ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, ngoài ra, mụn sùi cũng có thể xuất hiện ở mi mắt, các chi tay và chân…
-
Mụn sùi là lành tính, nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý bệnh nhân trở nên e ngại, mặc cảm do mắc bệnh xã hội lây truyền. Ngoài ra, mụn sùi còn dễ bị xây xước và chảy mủ khi va chạm, gia tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội và nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.
Con đường lây truyền của sùi mào gà
Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên sùi mào gà, chủng virus này có thể lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau như:
1. Lây truyền qua quan hệ tình dục
Hiện nay, sùi mào gà chủ yếu tập trung ở giới trẻ, những người có tư tưởng tình dục thoáng, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ đồng tính và luyến tính…
Nguyên nhân là do virus HPV tồn tại ở dịch sinh dục và niêm mạc da vùng kín, lây lan từ người này sang người kia qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục.
Tất cả các hình thức quan hệ tình dục như quan hệ bằng âm đạo, bằng hậu môn và bằng miệng đều là nguyên nhân lây truyền bệnh sùi mào gà.
2. Lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp
Trên thực tế, virus HPV cũng có thể tồn tại ở máu, nước bọt và các dịch nhầy của người bệnh, do đó, việc dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần lót, tắm chung bồn… hoặc vô tình tiếp cọ vùng da hở của mình với mầm bệnh cũng là con đường sùi mào gà lây truyền.
Tuy nhiên, con đường lây truyền sùi mào gà qua các tiếp xúc thường hiếm gặp, lượng bệnh nhân mắc sùi mào gà qua các con đường này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu mẹ mang thai bị nhiễm sùi mào gà thì có thể lây truyền bệnh cho con qua hai con đường:
-
Lây truyền thông qua cuống rốn, nước ối.
-
Lây truyền khi đứa bé trở dạ, tiếp xúc với dịch sản chứa virus HPV trong âm đạo của mẹ.
-
Lây truyền do bú sữa mẹ sau này.
Lưu ý: Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở mẹ lây truyền sang cho con, bác sĩ thường khuyên mẹ chuyển sang sinh mổ.
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà như thế nào?
Đối tượng bệnh nhân nhiễm sùi mào gà hiện nay chủ yếu là giới trẻ với con đường lây truyền chính là qua quan hệ tình dục. Do đó, quan hệ tình dục chung thủy là biện pháp phòng ngừa sùi mào gà tốt nhất:
1. Quan hệ tình dục an toàn
Duy trì mối quan hệ một vợ, một chồng, cả hai người đều phải bảo đảm không mắc bệnh xã hội lây truyền.
Hoặc nếu không, ít nhất bạn nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ, không quan hệ bằng miệng hay hậu môn, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Tiêm phòng vắc xin HPV
Mặc dù y học chưa có biện pháp đặc trị nào tiêu diệt viurs HPV nhưng hiện đã có vắc xin phòng bệnh HPV cho các bạn gái từ 9 đến 26 tuổi.
Vắc xin giúp ngăn chặn sự lây nhiễm 4 túyp HPV 6, 11, 16 và 18, giúp phòng ngừa bệnh sùi mào gà và bệnh ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng vắc xin cho hiệu quả cao hơn đối với người chưa quan hệ tình dục, riêng đối với người đã quan hệ tình dục, vắc xin giúp bạn không nhiễm thêm chủng virus HPV mới.
3. Thăm khám định kỳ
Thăm khám thường xuyên, định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa để bảo vệ sức khỏe. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Mọi người nên kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng, hoặc một năm một lần đối với những người đã có quan hệ tình dục.